‘Lỡ hẹn với ngày xanh’ tập 43: Vợ chồng chủ tịch Thắng mất cả hai con gái?
Ngày 25.1, tin từ Công an TP.Cần Thơ cho biết Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Cần Thơ vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thanh Phú, Đỗ Đoàn Thiên Vương (cùng là cựu cán bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương - chi nhánh Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) và Huỳnh Nhất Tâm (người môi giới, mua bán bất động sản), để điều tra về hành vi đưa và nhận hối lộ. Theo kết quả điều tra ban đầu, vụ việc đưa và nhận hối lộ nói trên xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương (Saigonbank) chi nhánh Q.Thốt Nốt từ năm 2021 đến 2023. Trong thời gian này, Huỳnh Nhất Tâm có nhiều hồ sơ vay vốn ở nhiều ngân hàng nên không thể đứng tên tất cả các hồ sơ để vay vốn tại Saigonbank. Do đó, Tâm liên hệ nhờ một số cá nhân là bạn bè, người thân đứng tên thế chấp tài sản quyền sử dụng đất vay tiền giúp mình tại Saigonbank chi nhánh Q.Thốt Nốt.Trong khi đó, những người đứng tên hồ sơ vay vốn cho Tâm cũng không đủ điều kiện vay vốn; đồng thời tài sản thế chấp theo quy định của Saigonbank có giá trị không đủ để cho vay số tiền theo yêu cầu của Tâm. Vì thế, để được vay số tiền cao hơn giá trị tài sản thế chấp, Tâm cấu kết với Đỗ Đoàn Thiên Vương và Nguyễn Thanh Phú làm hồ sơ vay vốn không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Saigonbank.Để cảm ơn, Tâm chuyển cho Đỗ Đoàn Thiên Vương và Nguyễn Thanh Phú tổng số tiền gần 1,5 tỉ đồng trả công cho việc thực hiện các hồ sơ thế chấp vay ngân hàng không đúng quy định. Vụ việc đang được Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.Cần Thơ tiếp tục điều tra mở rộng, xử lý theo quy định pháp luật.Nâng cấp tổng thể mạng lưới cao tốc toàn quốc
Trưng bày chuyên đề Học sinh miền Nam trên đất Bắc (1954 - 1975) mở cửa đón khách mỗi ngày tại Bảo tàng TP.HCM (65 Lý Tự Trọng, Q.1) từ nay đến hết ngày 30.7.
Lo gần, lo xa
Những ngày gần đây, Hà Nội bước vào đợt nồm ẩm, mưa phùn, giúp chất lượng không khí được cải thiện tạm thời. Sáng qua (17.2), chỉ số AQI dao động từ 25 - 54, người dân có thể hoạt động ngoài trời mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là một thực tế đáng quan ngại bởi không biết từ bao giờ, khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của người dân Việt Nam khi đi ra đường và phải chờ khi có mưa hoặc gió mùa mạnh thì mới tự tin ra đường mà không sợ hít phải bụi mịn.Từ cuối năm ngoái đến nay, thủ đô Hà Nội liên tiếp trải qua "mùa" ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nhiều thời điểm, chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 272, đưa Hà Nội trở lại đứng đầu trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, với chất lượng không khí ở mức tím - mức nguy hại tới sức khỏe con người. Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 32 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Người dân được khuyến cáo giảm vận động ngoài trời, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Đó là lý do vì sao trong những ngày trời xuân thời tiết đẹp nhất năm nhưng trên khắp các tuyến phố, con đường đều thấy người dân ra đường bịt khẩu trang kín mít. Thậm chí nhiều người lớn tuổi đi tập thể dục buổi sáng cũng đeo khẩu trang. Nhiều nhóm khách du lịch ngồi trên xe điện tham quan quanh hồ Hoàn Kiếm cũng "nhập gia tùy tục", không thoát khỏi "khiên chống bụi mịn". Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng. Mặc dù ô nhiễm không khí xảy ra có quy luật theo mùa và bị ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, thời tiết, tuy nhiên dữ liệu quan trắc cho thấy diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.GS Bob Baulch từ Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam bày tỏ quan ngại: Chất lượng không khí của Việt Nam nếu không được cải thiện sẽ có thể gây ra thảm họa. Ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết mọi người đều cho rằng tình hình ô nhiễm ở TP.HCM sẽ tệ hơn do sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và dân số đông hơn, song, thực tế trong năm 2022, chỉ số chất lượng không khí của TP.HCM là 21,2, tức mức ô nhiễm bằng khoảng một nửa so với Hà Nội.Lý giải thực trạng này, PGS-TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí (thuộc Viện Môi trường và tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết mặc dù lượng khí độc phát thải ở TP.HCM nhiều hơn ở Hà Nội nhưng khí hậu là yếu tố khiến mức độ ô nhiễm môi trường của Hà Nội nặng nề hơn TP.HCM. Thời tiết ở Hà Nội khiến cho các khí thải mắc kẹt ở tầng sát mặt đất.Nghiên cứu của PGS-TS Hồ Quốc Bằng cùng các cộng sự chỉ ra rằng: có 3 nguồn cơ bản phát thải khí độc vào không khí gồm: các phương tiện giao thông (nguồn đường), các nhà máy sản xuất công nghiệp và các hoạt động dân sinh (nguồn địa phương). Tại Hà Nội, các phương tiện giao thông chiếm lượng phát thải lớn nhất với hầu hết các khí độc có trong không khí: ôxit ni tơ (NOx) 87%, carbon monoxide (CO) 92%, điôxit sulfur (SO2) 57%, hợp chất hữu cơ dạng khí không chứa mê tan (NMVOC) 86%, khí mê tan (CH4) 96%, bụi mịn PM2.5 74%. Trong số các phương tiện giao thông, thủ phạm hàng đầu thải 2 loại khí độc NOx và CO ở Hà Nội là xe máy. Xe tải hạng nặng là nguồn phát thải lớn nhất các loại bụi mịn.Giống như Hà Nội hay TP.HCM của Việt Nam, các đô thị tại Thái Lan cũng đang vật lộn trong cuộc chiến với ô nhiễm không khí. Cuối tháng 1, truyền thông Thái Lan đồng loạt đưa tin mức độ bụi siêu mịn không an toàn đã được báo cáo tại 70 trong số 76 tỉnh của Thái Lan, trong đó tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất được ghi nhận ở khu vực thủ đô Bangkok.Chính phủ Thái Lan đã khẩn cấp đưa ra một số chính sách tạm thời nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như giảm lượng bụi ô nhiễm. Một khoản ngân sách trị giá 140 triệu baht được chính phủ tung ra nhằm bù lỗ cho các doanh nghiệp vận tải để người dân Bangkok và vùng phụ cận được miễn phí sử dụng các loại phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, các loại tàu điện trên cao từ ngày 25 - 31.1.Đến ngày 28.1, Thủ tướng Thái Lan đã chỉ đạo tăng ngân sách lên 620 triệu baht để hỗ trợ các ban ngành của nước này áp dụng các chính sách nhằm ngăn chặn khói bụi ô nhiễm đã ở mức báo động. Ngày 31.1, chính phủ Thái Lan tuyên bố siết chặt quản lý các xe vận tải như đề ra khu vực hạn chế xe tải, rút ngắn thời gian chỉnh sửa hệ thống khí thải từ 30 xuống còn 15 ngày đối với các loại xe cũ trong diện bị khuyến cáo vi phạm thải ra khói đen, đặc biệt có thể cấm lưu hành vĩnh viễn nếu những loại xe này tái vi phạm. Các biện pháp khác nhằm hạn chế ô nhiễm đã được thắt chặt và giám sát kỹ như tại các khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, ban quản lý được lệnh phải quây kín công trình xây dựng và khu vực tập kết vật liệu xây dựng, xe vận tải phải rửa kỹ bánh xe khi ra vào công trình.Thậm chí, nước này còn "mạnh tay" lắp đặt 13 máy lọc không khí PM2.5 xung quanh thủ đô Bangkok để giảm ô nhiễm bụi mịn trong không khí xuống mức an toàn.Không dừng lại ở đó, Thái Lan đang xây dựng Đạo luật Không khí sạch và dự kiến sẽ được phê chuẩn vào tháng 4 tới. Đây sẽ là bước tiến quan trọng hướng tới giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí ở Thái Lan. Ông Buntoon Srethairote, Chủ tịch nhóm làm việc về Đạo luật Không khí sạch cho biết các công cụ thực thi chính trong đạo luật gồm các khái niệm như "khu vực phát thải thấp", nơi chỉ có xe điện (EV) mới được phép ra vào không hạn chế. Xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch có thể đối mặt các hạn chế về việc sử dụng hoặc phải trả phí phát thải để vào một số khu vực nhất định. Mỗi tỉnh hoặc quận có thể điều chỉnh các biện pháp này cho phù hợp nhu cầu của mình.TS Nguyễn Hoài Nam, Phó Viện trưởng Viện KHCN Năng lượng và Môi trường nhấn mạnh để tránh một cuộc thảm họa đang diễn ra tại Thái Lan cũng như hướng tới mục tiêu thành phố Net Zero, Hà Nội nên nhanh chóng khuyến khích, đầu tư chuyển đổi các phương tiện giao thông sang dùng điện (ô tô, xe máy, xe buýt) và tiến tới ban hành các quy định bắt buộc về tỷ lệ xe điện.Đồng thời, Thủ đô cần có cơ chế chính sách chuyển đổi phương thức sử dụng phương tiện cá nhân sang công cộng; ban hành quy định tiên tiến về mức tiêu hao nhiên liệu; chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường thủy nội địa, đường sắt điện khí hóa. Song song, nghiên cứu công nghệ các nhiên liệu sạch mới như hydro, amoniac để có thể áp dụng, sử dụng cho phương tiện khi giá hợp lý.Ô nhiễm không khí được dự báo sẽ để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cộng đồng. Các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ gia tăng, tạo gánh nặng cho hệ thống y tế. Theo WHO, bụi mịn PM2.5 có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, xơ cứng động mạch và gây tổn thương hệ thần kinh. Đặc biệt, nhóm người nhạy cảm như trẻ em, người già và những người có bệnh lý nền chịu tác động nặng nề nhất. Ô nhiễm không khí gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm và ít nhất 70.000 ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam, khiến cho tuổi thọ trung bình bị rút ngắn 1,4 năm.
Ngày 28.2, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Phước Lộc chủ trì hội nghị.Về sắp xếp bộ máy hệ thống MTTQ Việt Nam TP.HCM, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tập trung, khẩn trương thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Đồng thời, chỉ đạo triển khai công tác sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống MTTQ Việt Nam TP.HCM đảm bảo chặt chẽ, đúng chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy. Quá trình triển khai thực hiện luôn bám sát các nguyên tắc, quy định, hướng dẫn liên quan và yêu cầu thực tiễn.Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thống nhất giảm 1 đầu mối bên trong Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, từ 6 còn 5 ban. Thành lập Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo - Đối ngoại và Ban Phong trào, chuyển công tác đối ngoại về Văn phòng Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, chuyển công tác người Việt Nam ở nước ngoài về Ban Dân tộc - Tôn giáo.Sau sắp xếp, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM có 5 đầu mối gồm: Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, Ban Tổ chức, Ban Dân chủ - Pháp luật, Ban Dân tộc - Tôn giáo, Văn phòng.Về nhân sự Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, bổ nhiệm bà Dương Thị Huyền Trâm, Trưởng ban Phong trào giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo - Vận động xã hội; bổ nhiệm ông Nguyễn Thái Bình, Phó trưởng ban Phong trào và bà Cao Thị Thu Duyên, Phó trưởng ban Tuyên giáo - Đối ngoại giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo - Vận động xã hội.Sau sắp xếp, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm có: - Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách chung.- Ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách ban Tổ chức; phụ trách chung Văn phòng, trong đó trực tiếp phụ trách công tác tài chính, tài sản công và đối ngoại.- Ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Dân chủ - Pháp luật; phụ trách công tác tổng hợp, quản trị, văn thư - lưu trữ của Văn phòng; phụ trách cụm thi đua số 4.- Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, phụ trách cụm thi đua số 1.- Ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Dân tộc - Tôn giáo, phụ trách cụm thi đua số 2 và 3.- Ủy viên Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 6 người: Lê Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Thị Lê Hương, Dương Thị Huyền Trâm, Nguyễn Quốc Việt, Thạch Nghi Xuân, Hoàng Mai Quỳnh Hoa.Theo Quyết định số 2501 Thành ủy TP.HCM, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM kết thúc hoạt động từ ngày 28.2.2025. Đảng ủy các Cơ quan Đảng TP.HCM đã có Quyết định số 09 thành lập Đảng ủy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 38 đảng viên; Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 3 đảng viên.Trong đó, ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Bí thư Đảng ủy; ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Phó bí thư Đảng uỷ; bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, Chủ tịch Công đoàn giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy. Chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 3 người: ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Chủ nhiệm; hai ủy viên gồm ông Nguyễn Quốc Việt, Trưởng ban Tổ chức và ông Trần Hữu Nghĩa, Phó trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Trưởng ban Thanh tra nhân dân. Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM sẽ tiếp tục tham mưu thực hiện chủ trương sắp xếp tinh gọn hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp của thành phố theo chủ trương, định hướng của Trung ương, Thành ủy TP.HCM.
Tàu, xe 'nóng hầm hập' trước lễ
Tại các quốc gia phát triển, chính sách phổ biến nhất được áp dụng là tính thuế tiêu thụ đặc biệt căn cứ theo mức phát thải CO2. Đây là chính sách phù hợp cho ngắn hạn, khuyến khích người dân Việt sử dụng xe “xanh”, trong đó có xe hybrid. Trong tương lai có thể giảm ưu đãi cho xe hybrid để người dân chuyển sang loại phương tiện không phát thải bằng các phương án giảm lệ phí trước bạ, hướng tới mục tiêu chung giảm lượng khí thải nhà kính và chống biến đổi khí hậu.